Phaùt boà ñeà taâm
Nhaát höôùng chuyeân nieäm

adida.edu.vn

TỲ KHEO TU GIỚI, ĐỊNH, HUỆ DÙNG THIÊN TRỤ, PHẠM TRỤ, THÁNH TRỤ ĐỂ MÀ TRỤ

TỲ KHEO TU GIỚI, ĐỊNH, HUỆ

DÙNG THIÊN TRỤ, PHẠM TRỤ,

THÁNH TRỤ ĐỂ MÀ TRỤ

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Hiệu trưởng dạy. Những người khác giúp đỡ hiệu trưởng, chấp hành kế hoạch giáo dục của vị ấy mà thôi. Vì thế, Hòa Thượng chỉ có một, không có nhiều như vậy. Nay chúng ta thấy những người cạo đầu đều kêu là Hòa Thượng, như vậy là không đúng.

Đó là kiến thức Phật học thông thường chúng ta phải biết. Nhìn từ cách xưng hô này, ta thấy trong Tôn giáo không có kiểu xưng hô ấy, chẳng có quan hệ ấy, Phật Giáo đích xác là giáo dục, là giáo học. Chúng ta phải nhận biết rõ rệt thì mới có thể thật sự đạt được lợi ích nơi Phật Pháp.

Ở đây, Phật là chủ thành tựu. Trong Pháp Hội này, vị giảng Kinh, thuyết pháp, giáo học là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, cũng chính là vị mà nay ta gọi là người chủ giảng.

Tại Vương Xá thành Kỳ Xà Quật sơn trung. Tại thành Vương Xá, trong núi Kỳ Xà Quật. Đây là xứ sở. Kinh thường dùng chữ tại, chẳng dùng chữ trụ. Trụ và tại có sai biệt.

Ở đây, phần chú giải giảng: Tạm thời viết tại, cửu đình viết trụ. Tạm thời thì là tại, dừng lại lâu ở nơi nào thì gọi là trụ. Kinh Phật luôn nói Đức Phật ở tại một nơi nào đó, chẳng nói Đức Phật trụ tại chỗ nào đó. Nếu nói Đức Phật trụ thì chẳng thể nói là xuất gia.

Vì sao?

Trụ thì nhất định có nhà.

Nhà quý vị trụ ở chỗ nào?

Ngài xuất gia, chẳng có nhà, không có chỗ nào là nhà để trụ.

Không có chỗ trụ, nay quý vị ở chỗ nào?

Tại và trụ sai khác, chẳng giống nhau. Hễ xuất gia thì tận hư không khắp pháp giới đều là nhà của chúng ta, ngôi nhà ấy quá lớn.

Vì thế, khi ấy, chẳng thể nói là trụ, quý vị ở tại chỗ nào?

Xưa kia, hoàng đế lấy cả nước làm một nhà, quốc gia: Quốc là nhà của Vua. Hoàng đế ở chỗ nào đó, không nói là trụ, mà gọi là hành tại, ngụ ý nay Vua đang đi đến nơi nào.

Vì sao?

Vua chẳng rời khỏi nhà.

Ví như nói quý vị đang ở trong nhà, từ phòng này sang phòng khác, quý vị trụ ở chỗ nào?

Chẳng thể nói là trụ, mà phải nói là quý vị đang ở tại nơi đâu?

Tôi ở trong phòng, tôi ở tại phòng khách, tôi ở trong bếp, dùng chữ tại, chẳng thể nói tôi trụ phòng khách, tôi trụ trong bếp, chẳng thể nói theo kiểu đó. Hoàng đế lấy cả nước làm nhà, sẽ chẳng thể nói trụ trong địa phương nào, mà nói là ở tại địa phương nào.

Phật coi tận hư không khắp pháp giới là nhà, đương nhiên càng chẳng thể nói trụ ở nơi đâu. Chúng ta phải biết ý nghĩa được bao hàm trong các văn tự này. Phải biết Đức Phật giảng Kinh này tại núi Linh Thứu, chỗ này chúng tôi cũng không cần phải nói nhiều, phần chú giải cũng giảng rất rõ ràng.

Cuối phần chú giải có mấy câu, chúng ta đọc một lượt, những câu ấy rất đáng cho chúng ta tham khảo.

Xem trang chín mươi hai, xem từ câu thứ hai nơi dòng thứ năm đếm từ dưới lên: Phàm Thánh các các hữu năng trụ chi pháp. Phàm Thánh mỗi vị đều có pháp để có thể trụ. Đây là nói tới tại và trụ.

Đối với phàm phu và Thánh Nhân, trụ là tâm quý vị an trụ ở nơi đâu?

Tâm quý vị trụ ở chỗ nào?

Thả như Tỳ Kheo tu giới, định, huệ, nãi dĩ Thiên, Phạm, Thánh Trụ, trụ ư phòng xá. Nhược phá giới, tắc dĩ địa ngục, súc sanh, trụ ư phòng xá.

Lại như Tỳ Kheo tu giới, định, huệ, bèn dùng Thiên Trụ, Phạm Trụ, Thánh Trụ để làm phòng nhà mà trụ. Nếu phá giới, bèn dùng địa ngục, súc sanh để làm phòng nhà mà trụ. Phòng xá ở đây là nói tỷ dụ, chẳng phải là thật.

Ở đây, chúng ta phải lưu ý, phải kiểm điểm, phải phản tỉnh, rốt cuộc tâm chúng ta đang trụ ở nơi đâu?

Nói trụ ở nơi đâu, tức là tâm quý vị thường ghi nhớ, vương vấn điều gì thì tâm quý vị trụ ở nơi đó. Nếu tâm quý vị niệm niệm đều là giới, định, huệ, tốt lắm. Quý vị trụ trong Phật Pháp.

Siêng tu giới, định, huệ, đoạn diệt tham, sân, si, tốt lắm. Nếu tâm quý vị niệm niệm đều là tham, sân, si, vậy là quý vị trụ nơi tham, sân, si.

Trụ trong giới, định, huệ, quả báo là người, Trời. Nếu trong tâm suốt ngày từ sáng đến tối đều nghĩ đến tham, sân, si, quả báo là trong tam đồ, tức là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Tâm quý vị tưởng gì, liền biến thành thứ đó. Sức tưởng càng mạnh thì chuyển biến càng mau.

Như năng tu nhất tâm tam quán, tắc sở trụ xứ tức không, giả, trung, khởi phi Lăng Nghiêm vi năng trụ pháp.

Nếu có thể tu nhất tâm tam quán thì nơi để trụ chính là không, giả, trung, há chẳng phải là pháp để trụ trong Lăng Nghiêm ư. Đây là nói tới đại thừa Bồ Tát trụ, trụ trong Tam chỉ tam quán, còn Trời, người, tiểu thừa trụ trong giới, định, huệ.

Sơ tâm thượng nhĩ, như hà quả Phật?

Duy luận thân trụ, suy chi, nhược ngã sài năng tinh trì Phật hiệu, chuyên tu tịnh nghiệp, đương xứ vô phi Cực Lạc Tịnh Độ hỹ sơ tâm mà còn như thế, huống hồ vị Phật đã chứng quả giác?

Chỉ luận về thân trụ, suy ra, nếu bọn ta có thể trì Phật hiệu chuyên ròng, chuyên tu tịnh nghiệp, ở ngay nơi đây thì không đâu chẳng phải là Cực Lạc Tịnh Độ vậy. Câu cuối cùng quan trọng.

***