Phaùt boà ñeà taâm
Nhaát höôùng chuyeân nieäm

adida.edu.vn

SIÊNG TU GIỚI ĐỊNH HUỆ, THAM SÂN SI LIỀN MẤT

SIÊNG TU GIỚI ĐỊNH HUỆ,

THAM SÂN SI LIỀN MẤT

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Thí nghiệm của các nhà khoa học đã chứng minh, ý niệm có thể thay đổi hiện tượng vật chất. Thế nên Phật dạy chúng ta hai câu, hai câu này nhà Phật gọi là khẩu đầu thiền, không thể bao quát được ý nghĩa sâu rộng của nó, nhưng đó là một sự thực, không phải giả dối.

Những người học Phật đều biết hai câu này, đó là: Siêng tu giới định huệ, tham sân si liền mất. Quý vị xem, tham, sân, si, mạn, nghi biến mất ngay, vấn đề đã được giải quyết. Vấn đề cá nhân được giải quyết, vấn đề xã hội được giải quyết, cả vấn đề tai hoạ của trái đất cũng được giải quyết, thật tuyệt vời.

Vì thế câu thư hai, nếu quý vị không làm tâm mọi người yên ổn thì không thể phát khởi được lòng từ bi. Yếu tố thứ ba của tâm bồ đề đó là từ bi, nội dung của nó là cung kính cúng dưỡng tự thân tâm.

Yếu tố này thuộc về tham, tham gì?

Tham muốn được cung dưỡng, muốn được người khác kính nể. Trong lòng tham cung kính đó đã có tâm cao ngạo, trong lòng tham được cúng dường đã bao gồm mong muốn được yêu mến, có tham, sân, si, đầy đủ tham, sân, si, bởi thế nó gây trở ngại tâm bồ đề.

Sâu xa trong việc trở ngại tâm bồ đề, không làm an tâm cho chúng sanh là chướng ngại, tâm đại bi trong tâm bồ đề đó là tâm từ bi.

Tâm mình tham trước bản thân, tham trước bản thân là chướng ngại tâm chân thành, làm cho tâm bồ đề không hiển lộ được. Nếu làm ngược lại tất cả những hành động trên thì tâm bồ đề có thể hiển lộ được.

Tiếp theo, tập An lạc nói: Bồ Tát xa lìa ba pháp trái ngược với tâm bồ đề như thế. Đoạn trước chúng ta đã nói đến rồi, xa lìa là chúng ta buông bỏ ba trạng thái tâm đó, là quý vị liền được ba loại thùy thuận pháp môn bồ đề.

Quý vị liền được ba thứ tuỳ thuận, ba thứ đó là gì?

Ở dưới nói với chúng ta: Thứ nhất, tâm thanh tịnh vô nhiễm. Đây chính là cội gốc tâm bồ đề, căn bản của tâm bồ đề, chính là lòng chân thành. Không cầu niềm vui cho chính bản thân. Trong tứ đức của Hoàn Nguyên Quán, câu thứ tư nói, chịu thay cái khổ của mọi người.

Khi người khác khốn đốn, ta phải thay họ chịu cái khổ đó, nên gánh vác thay họ, không được không ngó ngàng đến, không được lo cho bản thân, như thế mới có thể chịu khổ thay cho mọi người. Nếu trong mỗi suy nghĩ không quên cầu niềm vui cho mình, thì việc này khó mà thực hiện được.

***