Phaùt boà ñeà taâm
Nhaát höôùng chuyeân nieäm

adida.edu.vn

SAU KHI ĐƯỢC THÂN NGƯỜI QUAN TRỌNG NHẤT LÀ PHÁP MÊ KHAI NGỘ

SAU KHI ĐƯỢC THÂN NGƯỜI

QUAN TRỌNG NHẤT

LÀ PHÁ MÊ KHAI NGỘ

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Giáo học của Phật có ba mục tiêu. Việc thứ nhất dạy chúng ta đoạn ác tu thiện, hy vọng chúng ta có thể giữ lấy thân người, không đọa ba đường ác.

Đây không phải là mục tiêu chân thật, mà là phương tiện quyền xảo của giáo học. Sau khi được thân người, quan trọng nhất là phá mê khai ngộ.

Cái gì là mê?

Chúng ta nói lời dễ hiểu hơn, tự tư tự lợi là mê, tham sân si mạn là mê, chúng ta có hay không?

Khởi tâm động niệm muốn lợi ích cho chính mình, cho dù bạn ở thế gian làm rất nhiều việc tốt, hành vi tốt, giúp đỡ xã hội, giúp đỡ chúng sanh, mục đích hành thiện của bạn là vì lý do gì?

Hy vọng chính mình được phước báo. Ta tu tài bố thí hy vọng được tài phú càng nhiều, tu pháp bố thí hy vọng được thông minh trí tuệ, tu vô úy bố thí hy vọng được khỏe mạnh sống lâu, toàn là vì chính mình.

Đây không phải là chân thiện, cái tâm lượng này rất nhỏ, không thể ra khỏi Tam Giới. Bạn vẫn là đang mê, bạn chưa khai ngộ. Sau khi ngộ rồi, đoạn ác tu thiện là vì chúng sanh, không vì chính mình.

Có lẽ có người nói tu thiện có thể là vì chúng sanh, nhưng đoạn ác có quan hệ gì với chúng sanh?

Làm sao có thể nói đoạn ác cũng vì chúng sanh?

Đoạn cái ác là làm tấm gương cho chúng sanh đang làm ác. Tôi hồi đầu rồi, tôi giác ngộ rồi, tôi đã quay đầu, các người cũng nên hồi đầu.

Trong ngạn ngữ thường nói: Hiện thân nói pháp, làm tấm gương tốt cho đại chúng xã hội, không còn vì chính mình. Đối với thế gian này, tất cả các pháp, thể tánh, hiện tướng rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo. Đây là tiếp nhận giáo huấn của Phật Đà. Tâm địa khai mở, biết được tất cả các pháp duyên khởi tánh không, liễu bất khả đắc, người này mới giác ngộ.

Sau khi giác ngộ, họ liền mong cầu thoát khỏi sáu cõi luân hồi, lìa khỏi Tam giới. Đây là thiện của nhị thừa, thông minh nhiều hơn so với phàm phu sáu cõi.

Người nhị thừa tuy là cũng vui lòng giúp đỡ người khác, thế nhưng là bị động, không phải là chủ động, cho nên cùng so sánh với Bồ Tát thì thiện của họ thấp hơn nhiều so với Bồ Tát. Bồ Tát thiện, nhị thừa không thiện.

***