Phaùt boà ñeà taâm
Nhaát höôùng chuyeân nieäm

adida.edu.vn

PHÁP MÔN NÀY LÀ PHỔ ĐỘ TẤT CẢ CHÚNG SINH, KHÔNG LUẬN LÀ CĂN TÁNH THẾ NÀO, PHÁP NÀY LÀ BÌNH ĐẲNG ĐƯỢC ĐỘ

PHÁP MÔN NÀY LÀ PHỔ ĐỘ

TẤT CẢ CHÚNG SINH, KHÔNG LUẬN

LÀ CĂN TÁNH THẾ NÀO,

PHÁP NÀY LÀ BÌNH ĐẲNG ĐƯỢC ĐỘ

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Tại vì sao cần phải hội tập?

Đạo lý này chúng ta cần phải hiểu. Thế Tôn năm xưa ở đời, bộ Kinh này là nhiều lần tuyên giảng, không giống như các Kinh khác.

Các Kinh khác thì Thích Ca Mâu Ni Phật cả đời chỉ giảng một lần, không hề giảng lại lần thứ hai, chỉ riêng bộ Kinh này giảng qua rất nhiều lần.

Hiện tại, chúng ta từ trong năm loại nguyên bản dịch này mà tỉ mỉ quán sát, khẳng định Thế Tôn Giảng qua ba lần. Thế nhưng có bảy loại bổn dịch khi xưa đã bị thất lạc rồi.

Nếu như bảy loại bản dịch này mà còn, chúng ta có thể khẳng định, Phật một đời không chỉ giảng Kinh này ba lần, có thể là năm lần, có thể là bảy lần, không nhất định. Phật đã nhiều lần tuyên giảng, ý nghĩa này sẽ không như nhau, vì nếu như không phải vô cùng quan trọng thì Phật sẽ không giảng nhiều lần như vậy.

Chẳng trách Đại Sư Thiện Đạo trong truyện ký có ghi chép Đại Sư Thiện Đạo là hóa thân của A Di Đà Phật, cho nên người xưa đã từng nói, lời của Đại Sư Thiện Đạo nói chính là lời của A Di Đà Phật nói.

Ngài nói ra hai câu danh ngôn: Như Lai sở dĩ hưng xuất thế, duy thuyết Di Đà bổn nguyện hải. Ý nghĩa của hai câu nói này là mười phương ba đời tất cả Như Lai dùng thân phận của Phật ứng hóa ở thế gian là để giảng cho mọi người nghe Kinh Vô Lượng Thọ Kinh Vô Lượng Thọ là bổn nguyện hải của A Di Đà Phật, chính vì sự việc này mà đến.

Đã là vì sự việc này mà đến thì Thế Tôn cả đời giảng một bộ Kinh này thì đủ rồi, tại vì sao lại giảng nhiều Kinh đến như vậy?

Từ trên hình thức giảng Kinh của Ngài, chúng ta có thể thể hội, bộ Kinh này giảng qua nhiều lần, các Kinh khác là ứng cơ nói pháp, do căn tánh của chúng sanh không như nhau, cho nên Phật phải nói nhiều loại pháp, là vì lợi ích chúng sanh đương thời.

Các pháp môn không như nhau. Pháp môn này là phổ độ tất cả chúng sanh, không luận là căn tánh thế nào, pháp này là bình đẳng được độ.

Khi giảng qua đề Kinh, chúng tôi đã nói qua với các vị, đây là pháp bình đẳng, bình đẳng độ thoát tất cả chúng sanh căn tánh khác nhau, khiến tất cả chúng sanh ở ngay trong một đời bình đẳng thành Phật. Một đời bổ xứ là bình đẳng thành Phật. Lời của Đại Sư Thiện Đạo nói không hề sai.

Bởi vì Phật nhiều lần tuyên giảng, bộ Kinh này cũng là nhiều lần lưu thông đến Trung Quốc, những Pháp Sư, Đại Đức đến Trung Quốc, mang những bổn Kinh không như nhau, không phải một lần giảng, cho nên trải qua nhiều lần phiên dịch, thế là bổn dịch không như nhau.

Hơn nữa, trong bổn dịch vào ra rất lớn, chứng minh nó không phải là cùng một quyển, không phải cùng một lần giảng, không giống như các Kinh khác.

Thí dụ Kinh Kim Cang, ở Trung Quốc có sáu loại bản dịch, thế nhưng chúng ta tỉ mỉ quán sát, đều gần giống nhau, không có vào ra quá lớn.

Thế là chúng ta khẳng định, bổn gốc của nó chỉ là một bổn, người phiên dịch thì không giống nhau, cho nên văn tự phiên dịch có vào ra, nội dung thì không khác nhau, không như Kinh Vô Lượng Thọ, khác nhau bên trong rất lớn, cho nên đích thực là cần thiết phải có hội tập.

***