Phaùt boà ñeà taâm
Nhaát höôùng chuyeân nieäm

adida.edu.vn

CHƯ PHẬT NHƯ LAI TÁN THÁN ĐỐI VỚI THẾ GIỚI CỰC LẠC, TÁN THÁN ĐỐI VỚI PHẬT A DI ĐÀ CHÍNH LÀ VIỆC NÀY

CHƯ PHẬT NHƯ LAI TÁN THÁN

ĐỐI VỚI THẾ GIỚI CỰC LẠC,

TÁN THÁN ĐỐI VỚI PHẬT A DI

ĐÀ CHÍNH LÀ VIỆC NÀY

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Pháp thân Bồ Tát trong Kinh Hoa Nghiêm là Viên giáo Sơ trú Bồ Tát mới tự độ.

Vì sao vậy?

Vì đã phá vô minh, vô minh chính là vọng tưởng. Trong Kinh Hoa Nghiêm nói là vọng tưởng phân biệt chấp trước. Trong tất cả Kinh Giáo đại thừa đều nói như thế, vô minh phiền não là vọng tưởng, trần sa phiền não là phân biệt, kiến tư phiền não là chấp trước.

Đại thừa nói đoạn tận ba loại phiền não này, trong Kinh Hoa Nghiêm nói buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước sẽ vượt ra khỏi mười pháp giới. Quý vị nên biết mười pháp giới là giả, không phải thật.

Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng: Là nói về mười pháp giới. Đoạn tận ba loại phiền não là thoát ly mười pháp giới, sanh đến Cõi Thật báo trang nghiêm. Cõi Thật báo là thật, gọi là nhất chân pháp giới.

Hạng người nào ở nhất chân pháp giới?

Bốn mươi mốt vị pháp thân Đại Sĩ gồm có: Thập trú Bồ Tát, Thập hạnh Bồ Tát, Thập hồi hướng Bồ Tát, Thập địa Bồ Tát, đây là bốn mươi vị, ở trên một vị nữa là Đẳng giác. Bốn mươi mốt vị Bồ Tát này ở Cõi Thật báo, thân của họ được gọi là báo thân, nơi họ ở gọi là cõi báo. Chỉ có tâm hiện không có thức biến nên Thế giới đó không có biến hoá, con người không có biến hoá.

Thọ mạng con người được bao nhiêu?

Trong Kinh Đức Phật nói họ đã đoạn vô minh nhưng tập khí vô thỉ vô minh chưa đoạn nên Thế giới đó là do tập khí vô thỉ vô minh thành tựu, sự thật chính là như vậy. Đoạn tận tập khí vô thỉ vô minh thì Thế giới này không còn nữa.

Trong Kinh Bát Nhã nói rất hay: Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Tướng của nhất chân pháp giới cũng là hư vọng, có thập khí vô thỉ vô minh tồn tại thì thấy có, tập khí vô thỉ vô minh không tồn tại thì không có nó, không có là vô thỉ vô minh đã đoạn tận, tập khí đã đoạn tận, chính là diệu giác Như Lai.

Diệu giác trú ở đâu?

Diệu giác trú ở Thường tịch quang, từ Cõi Thật báo trang nghiêm chuyển đến Thường tịch quang, nó chính là ý này. Thường tịch quang là thuần chân không vọng, đại giác viên mãn, thuần tịnh thuần thiện. Cõi báo là vì nhất chân, không có phân biệt, không có chấp trước, không có hai thứ này là không có biến hoá.

Bốn mươi mốt vị Bồ Tát này từ Sơ trú đến Đẳng giác cần bao nhiêu thời gian để đoạn tận tập khí vô thỉ vô minh?

Ba đại A tăng kỳ kiếp, đây là thọ mạng của Bồ Tát ở Cõi Thật báo, vô lượng thọ. Chúng ta gọi là vô lượng thọ.

Vô lượng này là vô lượng đối với hữu lượng, không phải vô lượng thật, nhưng có thể gọi nó là vô lượng thật, vì sao vậy?

Tiếp sau nó là diệu giác, là Thường tịch quang, Thường tịch quang thật sự là vô lượng, nó không phải là vô lượng đối với hữu lượng. Cõi Thật Báo ba đại A tăng kỳ kiếp, thời gian dài như vậy nhưng con người trẻ mãi, không có thay đổi, không có suy yếu, không có già nên gọi là nhất chân.

Trong mười pháp giới có sanh lão bệnh tử nhưng ở đó không có. Thế Giới Cực Lạc của Phật Di Đà rất vi diệu.

Vi diệu chỗ nào?

Vi diệu không phải ở Cõi Báo, vì Cõi Báo và Cõi Báo của mười phương Chư Phật Như Lai không phải hai, nó là tương đồng. Vi diệu ở chỗ Cõi Phàm Thánh đồng cư và Cõi Phương tiện hữu dư, nghĩa là mười pháp giới, vi diệu ở chỗ này.

Vãng sanh đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, ở Cõi Phàm Thánh đồng cư hạ hạ phẩm vãng sanh, nhưng ở Thế Giới Cực Lạc được sự đãi ngộ ngang bằng như pháp thân Bồ Tát ở Cõi Thật báo.

Điều này quá vi diệu, ở mười phương Thế Giới không có. Cũng có nghĩa là Bồ Tát Cõi Phàm Thánh đồng cư hạ hạ phẩm vãng sanh, thần thông đạo lực trí huệ đức năng của họ giống như pháp thân Bồ Tát.

Không phải họ tu được, không phải họ chứng được, mà là nguyện lực không thể nghĩ bàn và oai thần bổn nguyện của Phật A Di Đà gia trì cho họ.

Tuyệt diệu ở chỗ này, thù thắng ở chỗ này. Cho nên Thế Giới Cực Lạc là Thế giới bình đẳng, Cõi Thật báo, Cõi Phương tiện và Cõi Đồng cư là bình đẳng. Điều này trong quốc độ của mười phương Chư Phật không tìm thấy. Chư Phật Như Lai tán thán đối với Thế Giới Cực Lạc, tán thán đối với Phật A Di Đà chính là việc này. Bình đẳng thành Phật.

***